Tổ chức chương trình tập huấn nhân rộng phương pháp đào tạo theo hình thức kết hợp trong khuôn khổ dự án PHER

Ngày 21/10/2024, tại Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum đã diễn ra chương trình tập huấn nhân rộng phương pháp đào tạo theo hình thức kết hợp (Blended Learning) trong khuôn khổ dự án Hợp tác Đổi mới Giáo dục Đại học (PHER).

Toàn cảnh buổi tập huấn

Tham dự chương trình có ThS. Nguyễn Tố Như, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Phân hiệu; TS. Phương Tố Tâm, đại diện Ban Quản lý Dự án PHER; ThS. Ngô Thị Ngọc Hoa, đại diện Ban Quản lý Dự án ODA cùng gần 50 cán bộ, giảng viên của Phân hiệu.

ThS. Ngô Thị Ngọc Hoa, đại diện Ban Quản lý Dự án ODA phát biểu TS. Phương Tố Tâm, đại diện Ban Quản lý Dự án PHER phát biểu

Báo cáo viên chính của chương trình TS. Nguyễn Sơn Tùng, Trường Đại học Kinh tế và TS. Trần Văn Hưng, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, là những giảng viên vừa hoàn thành khóa đào tạo chuyên sâu từ Dự án PHER.

TS. Nguyễn Sơn Tùng, Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng chia sẻ

Blended Learning là mô hình học kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp, giúp tối ưu chất lượng và hiệu quả đào tạo, mang lại kiến thức và kỹ năng một cách linh hoạt, phù hợp với xu hướng học tập thời đại công nghệ số.

Phát biểu tại chương trình, ThS. Nguyễn Tố Như đã nhấn mạnh tầm quan trọng của phương pháp Blended Learning trong đào tạo đại học hiện nay, không chỉ đáp ứng xu hướng chuyển đổi số mà còn là chìa khóa nâng cao chất lượng đào tạo trong bối cảnh giáo dục hiện đại. Việc áp dụng mô hình này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cả giảng viên và sinh viên, giúp tối ưu hóa quá trình giảng dạy và học tập, đồng thời đảm bảo tính tương tác cao và hiệu quả tiếp thu kiến thức. 

ThS. Nguyễn Tố Như, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Phân hiệu phát biểu

Lãnh đạo Nhà trường mong muốn rằng sau khóa tập huấn, các cán bộ, giảng viên sẽ có thể áp dụng Blended Learning một cách hiệu quả, góp phần vào nâng cao chất lượng đào tạo của Phân hiệu.

TS. Trần Văn Hưng, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng chia sẻ

Với 04 phiên chuyên đề, TS. Nguyễn Sơn Tùng và TS. Trần Văn Hưng đã mang đến những góc nhìn thực tiễn và cách áp dụng hiệu quả mô hình Blended Learning, giúp biến những lý thuyết thành giải pháp thực tế trong giảng dạy thông qua tìm hiểu mô hình Dreyfus về quy trình học tập; các thuật ngữ chính và nguyên tắc của Bended Learning; thiết kế giảng dạy và phát triển kế hoạch giảng dạy; cách tích hợp công nghệ với các công cụ công nghệ từ danh mục được đề xuất bởi USAID – PHER và tăng cường sự hấp dẫn về mặt hình ảnh đối với nội dung giảng dạy theo nguyên tắc đa phương tiện…

Từ những kiến thức được tập huấn, các giảng viên đã trực tiếp thực hành xây dựng các kế hoạch bài giảng theo phương pháp Bended Learning; thực hành áp dụng các công cụ công nghệ cũng như tạo nội dung bằng các công cụ đa phương tiện ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)… hữu ích cho việc triển khai phương pháp này Phân hiệu trong thời gian tới.

Hình lưu niệm

 

+